Lễ Hội Nghinh Ông - Ông Nam Hải

Lễ Hội Nghinh Ông - Ông Nam Hải Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.

Ngày đăng: 30-06-2017

1103 Lượt xem

THUÊ XE DU LỊCH TẠI PHAN THIẾT - MŨI NÉ
4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, limousine 9 chỗ, limousine 15 chỗ

HOTLINE: 0939790983

Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết thường diễn ra vào ngày 20/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau như câu ca xưa còn truyền lại:

Dưới sông sắp đặt ghe đua

Trên bờ sửa soạn

Miếu Chìa Trạo ca

(Hát chèo Bả Trạo)

Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.

le-hoi-phan-thiet (9).jpg (91 KB)


LỄ HỘI CẦU NGƯ VẠN THỦY TÚ - DU LỊCH PHAN THIẾT

Trong các ngày 19, 20, 21 và 22/7 tại Vạn Thủy Tú (Tp.Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận) đã diễn ra lễ hội cầu ngư . Lễ hội đặc sắc thu hút đông đảo bà con ngư dân địa phương tham dự ước mong mùa biển được thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy ghe. 

Chánh lễ tế thần Nam Hải được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm mang đậm tín ngưỡng dân gian của cư dân miền biển Phan Thiết. Ban tế lễ gồm các vị có uy tín trong vạn chài, thay mặt bà con ngư dân, dâng lễ vật để tỏ lòng biết ơn các bậc thần linh phù trợ nghề biển. Cùng với đó là nghi thức đọc văn tế, nội dung diễn tả ước mong sâu xa của nhân dân các vạn chài. Đó là cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, để người lao động biển thu về những mẻ cá bội thu. Theo tín ngưỡng dân gian, cá voi được xem là vị thần phù trợ giúp ngư dân trong những cơn hoạn nạn trên biển. Do vậy, đông đảo ngư dân đã đến thắp hương, khấn vái trước bàn thờ thần. Ông Nguyễn Văn Hiệp (ngư dân Phan Thiết) nói: “Dù bận mấy cũng về dự lễ cầu ngư. Người đi biển luôn nhớ ơn ông bà giúp đỡ khi hoạn nạn”.

le-hoi-phan-thiet (6).jpg (65 KB)

Thông thường lễ hội nghinh Ông có lễ rước và lễ tế truyền thống.

Lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng (nếu có ở địa phương đó). Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng.

Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ôngThủy tướng.

Phần hội

 

Trước thời điểm lễ hội, đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân được trang trí cờ hoa neo đậu dưới bến sông. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng.

Lễ hội cầu ngư tồn tại từ 3 thế kỷ trước, gắn với lịch sử hình thành của các vạn chài ven biển Phan Thiết. Riêng, Vạn Thủy Tú duy trì lễ hội đều đặn hằng năm. Đây cũng là dịp để mọi người sum họp, nghỉ ngơi, chuẩn bị cho mùa đánh cá chính vụ đầy phấn khởi. Ngoài các nghi lễ như: cung nghinh lệnh ông Sanh, phóng sanh, phóng đăng, cúng ngọ, đăng đàn chẩn tế… lễ hội còn có diễn Hát bộ (do đoàn hát bộ miền Trung biểu diễn) phục vụ bà con nhân dân trong vùng.-*/

THUÊ XE MỘT CHIỀU

TIN TỨC

SẢN PHẨM

GIỚI THIỆU

Bấm để xem